Một trong những việc lớn nhất của cuộc đời mỗi người là mua một mảnh đất, một ngôi nhà. Nhà đất là tài sản giá trị lớn, đối với phần lớn nó có thể là tài sản lớn nhất của đời người. Do đó việc mua bán nhà đất (Thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là một trong những việc vô cùng quan trọng và nếu không đủ hiểu biết có thể sẽ xảy ra những rủi ro vô cùng đáng tiếc, nếu việc giao dịch không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vì vậy trong bài viết này, BacNinh Invest xin gửi tới độc giả toàn bộ thủ tục mua bán nhà đất mới nhất, hi vọng có thể giúp ích mọi người trong quá trình mua nhà, đặc biệt là những người mới tham gia giao dịch lần đầu.
Bước 1: Kiểm tra, xác thực giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan
Người mua cần kiểm tra: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy đăng kí kết hôn,… của chủ nhà đất (Đề nghị chủ nhà hoặc môi giới cho xem bản chính).
Sau đó cần liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch, liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không. Sau đó đền phòng tài nguyên môi trường cấp huyện để kiểm tra các thông tin quy hoạch, thu hồi đất,…
Bước 2: Đặt cọc mua nhà (đất)
Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua trong thời gian chờ tới ngày ký hợp đồng. Việc đặt cọc đảm bảo cả 2 bên không “bùng kèo” khiến giao dịch thất bại.
Số tiền đặt cọc tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên nhưng thông thường khoảng 2 – 3% giá trị tài sản chuyển nhượng. Thời gian đặt cọc thông thường khoảng 7 ngày nhưng có thể lên 30 ngày hoặc hơn tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Bước 3: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán công chứng
Sau khi ký hợp đồng và công chứng hợp đồng, bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán, còn bên bán sẽ phải bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.
Các loại giấy tờ bên mua cần chuẩn bị gồm:
- Bản gốc chứng minh thư nhân dân + 4 bản phô tô công chứng
- Bản gốc hộ khẩu thường trú + 4 bản phô tô công chứng
Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện.
Bộ hồ sơ bao gồm:
- 2 bản sổ hộ khẩu
- CMND
- Đăng kí kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân
- 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên
- Sổ đỏ bản gốc
Bước 5: Đóng các loại phí và thuế trước bạ
Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại cập Quận / Huyện.
- Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
- Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/ trường hợp
- Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0.15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5 triệu đồng/ trường hợp)
- Lệ phí cấp GCNQSDĐ: (sổ đỏ) 0.15% giá trị hợp đồng
Bước 6: Thẩm định của văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất
Cơ quan thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về thửa đất mà hai bên đã nộp hồ sơ lên cơ quan công quyền.
Sau khi đã xác nhận được thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để chủ nhà đi nộp, thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
Bước 7: Đăng bộ ra sổ mới
Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua UBND quận/ huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ
Sở địa chính nhà đất sẽ đăng kí sự thay đổi chủ sở hữu của nhà đất.
Những giấy tờ nhà đất đã được đăng kí làm lại thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại sau khoảng 30 – 45 ngày kể từ ngày đăng kí thay đổi.
—
Quy trình thực hiện mua bán nhà đất phải trải qua nhiều bước. Mỗi bước, quy trình cần phải thực hiện chính xác, đúng theo quy định để tránh phát sinh các rủi ro, phiền phức không đáng có cho cả bên mua và bên bán.
Ngoài ra, người mua nên trực tiếp đến và xem xét thật kỹ về hình dáng thửa đất, khu vực giáp ranh, đường đi vào, không gian xung quanh của ngôi nhà hay thửa đất định mua. Tốt nhất nên quay trở lại một vài lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày để kiểm tra tình hình giao thông, an ninh,… Nếu có thể hãy đi cùng vợ/chồng hoặc một người có kinh nghiệm để đảm bảo sẽ có đánh giá khách quan, chuẩn xác nhất.